Niềng Răng Trẻ Em: Điều Cần Biết và Lưu Ý

Niềng răng là giải pháp vô cùng hữu ích trong việc cải thiện các khiếm khuyết về răng miệng ở trẻ em. Nhiều bạc cha mẹ vẫn còn đang mù mờ về các phương thức niềng răng trẻ em, độ tuổi bao nhiêu là được niềng hay sự khác nhau giữ niềng răng người lớn và trẻ em là gì? Nhakhoavietphap sẽ cùng bạn làm rõ những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Có nên niềng răng cho trẻ em? 

Có nên niềng răng cho trẻ em? 

Nếu trẻ có các vấn đề về răng miệng như mọc lệch lạc, răng hô, móm..điều này ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt khiến trẻ tự ti trong quá trình trưởng thành, ảnh hưởng đến cuộc sống. Ngoài ra răng mọc sai còn khiến quá trình nhai thức ăn của trẻ bị ảnh hưởng, khó vệ sinh răng miệng dẫn đến dễ mắc các bệnh về dạ dày hay tiêu hóa.

Những lần niềng răng đầu tiên cho trẻ giúp rút ngắn thời gian niềng răng một cách nhanh chóng do lúc này hệ thống xương hàm của trẻ còn mềm nên bác sĩ sẽ dễ dàng di chuyển răng về đúng vị trí hơn, tỷ lệ thành công cao. răng mọc lệch lạc sẽ được sắp xếp vào đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian càng dài, tuổi càng cao, răng mọc lệch lạc, xương hàm cứng hơn sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc hơn.

Thêm vào đó, do xương hàm mềm nên lúc này răng sẽ di chuyển dễ dàng hơn nên ít gây đau đớn, khó chịu cho bé. Nhờ đó, trẻ có thể tránh được nhiều bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, v.v.

Độ tuổi nào trẻ em có thể niềng răng? 

Theo các chuyên gia nha khoa, trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 7 có thể đến phòng nha để tầm soát tình trạng mọc răng và can thiệp niềng răng nếu cần thiết. Độ tuổi được cho là “thời điểm vàng” để lựa chọn niềng răng cho trẻ là từ 12 đến 16 tuổi. Thời gian điều trị chỉnh nha cố định tốt nhất là trong vòng 2 năm. Tốt hơn hết là nên bước vào giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì, vì lúc này cơ thể vẫn đang phát triển, xương hàm vẫn chưa cố định.

Lưu ý không phải niềng răng càng sớm càng tốt là đúng. Nếu điều trị quá sớm ở giai đoạn trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh về xương hàm mặt thì khung xương hàm mặt của trẻ sẽ quá nhỏ, không đủ chỗ để sắp xếp các răng. Ngoài ra, trẻ chưa thay hết răng cũng là một vấn đề cần lưu ý vì răng của trẻ phải mất một thời gian dài mới có thể di chuyển răng. Do đó, thời gian có thể khác nhau ở mỗi trẻ vì nó phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi trẻ.

Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn 

Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn 

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa niềng răng cho trẻ em và niềng răng cho người lớn chính là thời gian thực hiện phương pháp này. Đối với trẻ em, thời gian niềng răng thường chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 năm vì xương hàm và cung răng của trẻ đang trên đà tăng trưởng nên thao tác nắn chỉnh dễ dàng hơn. Đối với người lớn, xương răng đã phát triển ổn định và cứng cáp nên sẽ mất nhiều thời gian hơn, tầm 2-3 năm.

Trẻ em niềng răng thì tính thẩm mỹ không quá nặng nề. Ngoài ra, khả năng chịu đựng sự khó chịu khi niềng răng cũng thấp hơn so với người lớn nên thường sử dụng mắc cài kim loại cố định. Ngược lại, hầu hết người lớn niềng răng vì lý do thẩm mỹ. Ngoài ra, người lớn cũng có khả năng chịu đựng tốt hơn nên thường sử dụng mắc cài sứ hoặc khay niềng Invisalign.

Về hiệu quả, trẻ nhỏ là đối tượng di chuyển của răng, xương hàm còn mềm nên trong quá trình niềng răng nếu gặp vấn đề về khớp cắn hay hàm thì việc điều chỉnh cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó mà hiệu quả đạt được thường cao hơn nhiều so với người lớn. Còn người lớn vì răng đã hoàn thiện nên hiệu quả được nhận định là thấp hơn, khó được như mong muốn.

Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ thế nào sau khi niềng răng?

Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ thế nào sau khi niềng răng?

Trong thời gian niềng răng, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều trong việc ăn uống so với bình thường do cảm giác khó chịu, vướng víu khi nhai. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc răng miệng:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên theo hướng dẫn của bác sỹ
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai
  • Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin giúp cho việc phục hồi của trẻ tốt hơn.
  • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không nhịn ăn hoặc ăn thiếu chất. Nếu trẻ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm răng yếu đi, bác sĩ cần giảm lực để răng di chuyển chậm hơn, thời gian niềng răng lâu hơn mới hoàn thành.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm được những kiến ​​thức cơ bản về niềng răng cho trẻ. Dù bạn là người lớn hay trẻ em, khi xác định niềng răng cần chú ý lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Rate this post