Trẻ Em Bị Sâu Răng – Mối Nguy Hiểm Luôn ‘Rình Rập’

  • Ngọc

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Vậy trẻ em bị sâu răng là do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng Nha khoa Việt Pháp tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ em bị sâu răng

Phần lớn nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém và các thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Với trẻ em, những đồ ăn, thức uống ngọt luôn là món khoái khẩu. Những thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt đều chứa hàm lượng đường cao khi kết hợp với mảng bám tạo thành axit làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng gây sâu răng ở trẻ.

nguyen-nhan-tre-bi-sau-rang

Bên cạnh đó, trẻ em thường rất lười vệ sinh răng miệng hoặc chỉ chải răng qua loa cho xong nên các cặn thức ăn không được làm sạch. Theo thời gian, những mảng bám này tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh, tấn công và phá vỡ cấu trúc men răng; từ đó dẫn đến sâu răng.

Uống ít nước cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Khi trẻ uống ít nước, khoang miệng sẽ khô làm giản quá trình tiết nước bọt. Lúc này vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển mạnh, gây bệnh sâu răng ở trẻ.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân gây tình trạng trẻ em bị sâu răng nữa đó là do sự chủ quan của bố mẹ. Khi thấy con có những dấu hiệu chớm sâu không điều trị. Điều này khiến cho tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng sâu răng ở trẻ em

Khi trẻ em bị sâu răng sẽ có các triệu chứng sau:

  • Răng trẻ bị đau nhức, ê buốt.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu trong một thời gian dài.
  • Trên răng xuất hiện đốm màu trắng ngà hoặc đen và bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Khi nhận thấy trẻ có một trong những dấu hiệu trên, các mẹ cần đưa bé đến gặp nha sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Sâu răng ở trẻ em – mối nguy hiểm luôn rình rập

Sâu răng gây đau nhức, ê buốt răng kéo dài, khiến trẻ khó chịu, biếng ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Sâu răng nếu không được điều trị sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, vi khuẩn sâu răng sẽ phá hủy cấu trúc răng, làm răng lung lay, dễ gãy rụng.

Không những thế, sâu răng còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm tủy, hình thành các túi mủ và ổ áp xe khiến viêm nhiễm lan rộng xuống xương ổ răng.

Với trẻ em bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, gây nhiều hệ lụy về sau.

Một số hình ảnh trẻ em bị sâu răng

Dưới đây là một số hình ảnh trẻ em bị sâu răng:

tre-bi-sau-rang-sua

sau-rang-ham-duoi-o-tre-em

tre-bi-sau-rang-sung-loi

tre-bi-sau-rang-vao-tuy

Vậy trẻ em bị sâu răng phải làm thế nào?

Khi nhận thấy bế nhà mình có những dấu hiện sâu răng hoặc chớm sâu, các bậc phụ huynh cần đưa con đếm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Tùy vào mức độ sâu răng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có những phương án khắc phục phù hợp nhất.

dieu-tri-sau-rang-o-tre

Trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, mô răng đã bị tổn thương nặng không thể phục hồi được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Sau khi nhổ răng, bé cần được đeo hàm giữ khoảng để tránh tình trạng các răng khác xô lệch về khoảng mất răng; đồng thời giúp răng vĩnh viễn mọc bình thường

Đối với những trường hợp răng sâu nhẹ lỗ sâu còn nhở và chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng, các bác sĩ sẽ chỉ định hàn trán răng cho bé. Sau khi trám răng, răng của trẻ sẽ được khôi phục tốt, các lỗ sâu không còn nữa, vi khuẩn sâu răng sẽ không thể tấn công gây đau đớn, ê buốt.

Trên đây là 2 cách điều trị hiệu quả sâu răng ở trẻ đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ.

Ngoài ra, trẻ em bị sâu răng cũng có thể áp dụng một số cách tại nhà như chữa sâu răng bằng lá trà xanh, mật ong, ngậm nước muối,….

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa sâu răng ở trẻ vẫn là sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến thói quen vệ sinh răng miệng của trẻ cùng chế độ ăn khoa học. Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, phải luôn đảm bảo trẻ chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Phụ huynh nên chọn loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với trẻ; đồng thời cho trẻ sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa để giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám gây sâu răng ở trẻ.

phong-ngua-sau-rang-o-tre

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong rau xanh, hoa quả để trẻ phát triển toàn diện. Tập cho trẻ thói quen uống nước sau mỗi bữa ăn để khoang miệng không bị khô.

Như vậy, Nha khoa Việt Pháp đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về tình trạng trẻ em bị sâu răng. Có thể thấy, sâu răng ở trẻ gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề răng miệng của trẻ, đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ để ngăn ngừa sâu răng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)