Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

Bệnh viêm nướu và viêm nha chu là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Đây là 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn vì chúng có nguyên nhân và biểu hiện gây bệnh khá giống nhau. Vậy chúng ta hãy cùng Nhakhoavietphap.net phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu trong bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt giữa viêm nướu và viêm nha chu

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây để có thể phân biệt được 2 loại bệnh này:

Đặc điểm Bệnh Viêm Nướu Bệnh Viêm Nha chu
Nguyên nhân Chủ yếu là do mảng bám hình thành trên răng: Lâu ngày sẽ cứng dần và chuyển thành cao răng giữa nướu và chân răng. Lúc này, cao răng sẽ làm dài nướu và viêm bị viêm. Viêm nha chu là do bệnh viêm nướu chưa được chữa trị triệt để. Vi khuẩn bắt đầu hình thành trong túi nha chu, làm cho túi nha chu ngày càng sâu và viêm.
Biểu hiện
  • Nướu bị sưng đỏ, nhạy cảm và chảy máu (có thể chảy máu do đánh răng hoặc tự phát). Thường ít gây đau.
  • Có thể đi kèm với hiện tượng tụt nướu, khiến răng trông dài ra và nhạy cảm với các kích thích.
  • Thường không gây triệu chứng gì cho đến khi trầm trọng. Viêm nha chu cũng gây đỏ, chảy máu, lở loét nướu và hôi miệng.
  • Túi nha chu bị mưng mủ, nặng hơn có thể làm răng lung lay và tiêu xương xung quanh.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Việc chẩn đoán là bệnh viêm nướu hay viêm nha chu sẽ được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao cùng với thiết bị máy móc hiện đại để xác định bệnh nhanh chóng và chính xác nhất. Cụ thể bao gồm các bước như sau

phan-biet-giua-viem-nuou-va-viem-nha-chu-1

Bước 1: Khám lâm sàng

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được ghi nhận về tiền sử và các yếu tố liên quan đến bệnh. Sau đó bệnh nhân sẽ được kiểm tra toàn diện vùng miệng: răng, nướu và các mô mềm khác.

Bước quan trọng là đánh giá cẩn thận túi nha chu. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra từng răng bằng dụng cụ đo túi đặc biệt. Bác sĩ sẽ ghi nhận những dấu hiệu như vôi răng, chảy máu, độ tụt nướu, độ lung lay của răng. Thông thường, các túi có túi có độ sâu từ 1 – 3mm, nếu trên 4mm thì sẽ ghi nhận là bệnh nha chu.

Bước 2: Khám cận lâm sàng

Nếu bác sĩ ghi nhận có bệnh viêm nha chu thì một số cận lâm sàng sẽ được thực hiện. Ví dụ như chụp X-quang để đánh giá tình trạng tiêu xương răng. Xét nghiệm máu và đường huyết để chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

Cách điều trị bệnh viêm nướu và viêm nha chu

  • Vệ sinh răng miệng tốt chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất để điều trị các bệnh lý về răng miệng. Nếu bạn vệ sinh không tốt đồng nghĩa với việc điều trị bệnh hoàn toàn vô nghĩa.
  • Lấy cao răng: Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám cứng đầu. Kết hợp với phục hồi những vị trí răng bị nhô ra. Đây là những vị trí thường lưu giữ mảng bám và khó loại bỏ nhất.

phan-biet-giua-viem-nuou-va-viem-nha-chu-3

  • Xử lý mặt chân răng là một kỹ thuật phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh và kháng viêm để hỗ trợ điều trị. Nếu việc điều trị này không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị phẫu thuật, lật vạt, xử lý mặt chân răng, ghép xương,…
  • Tái khám định kỳ: Việc này giúp bác sĩ nắm được tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp điều trị thì bác sĩ sẽ duy trì tiếp tục. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt thì sẽ có giải pháp thay thế.

Tóm lại, viêm nướu và viêm nha chu nếu được phát hiện càng sớm thì bệnh sẽ dễ dàng kiểm soát, giúp ngăn ngừa việc mất răng. Mỗi lần tái khám, bác sĩ cũng sẽ đánh giá bệnh nhân có thực hiện vệ sinh hằng ngày sạch sẽ hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá được khả năng tái phát bệnh sau này.

>>>>>Cách hay: Chữa viêm lợi, viêm nha chu tại nhà hiệu quả nhất

Lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng để phòng tránh bệnh

Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ giúp phòng tránh và ngăn ngừa các bệnh về nướu, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện và mang lại hàm răng chắc khỏe, đầy tự tin.

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm với lực chải vừa phải từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài
  • Vệ sinh lưỡi giúp ngăn ngừa mùi hôi miệng
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa chất Florua
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch các mảng bám nằm sâu trong kẽ răng
  • Súc miệng sau khi ăn hoặc nhai kẹo cao su không đường để làm tăng việc tiết nước bọt, giúp trung hòa axit và làm sạch những vi khuẩn bám trên bề mặt răng
  • Hạn chế hút thuốc lá, ăn những thức ăn có màu sẫm sẽ dễ khiến răng bị đổi màu
  • Chế độ ăn uống lành mạnh
  • Khám răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm

phan-biet-giua-viem-nuou-va-viem-nha-chu-4

Viêm nướu và viêm nha chu là những bệnh rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên mức độ quan tâm và hiểu biết của mọi người vẫn chưa đủ và đúng về từng loại bệnh này. Việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện ra bệnh kịp thời và có phương án điều trị thích hợp. Hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến sức khỏe răng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn nhiều sức khỏe!

Rate this post