Niềng Răng Bị Tụt Lợi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

  • Ngọc

Niềng răng bị tụt lợi là một trong những biến chứng mà nhiều người gặp phải trong quá trình chỉnh nha. Đây cũng là nỗi băn khoăn, lo lắng khiến không ít người trì hoãn chỉnh nha. Hãy cùng Nha khoa Việt Pháp tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này sớm để quá trình niềng răng không bị gián đoạn nhé!

Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị tụt lợi

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu. Đây là hiện tượng phần nướu bị co rút lại, di chuyển vào sâu bên trong của chân răng khiến phần chân răng lộ ra bên ngoài. Lúc này, răng dài hơn bình thường, gây ê buốt, ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ và cả quá trình niềng răng sau này.

Những dấu hiệu của niềng răng bị tụt lợi:

  • Chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Nướu có màu đỏ sẩm, sưng và gây ra những cơn đau nhẹ, khi dùng tay ấn vào sẽ thấy máu hoặc mủ chảy ra.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Nướu bị thu hẹp, phần thân răng dài hơn so với những chiếc răng còn lại.
  • Răng bị lung lay nhẹ khi sờ vào và có dấu hiệu yếu dần đi.
  • Răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh do men răng bị mất hoặc ăn mòn.
tut-loi-khi-nieng-rang
Phần thân răng dài hơn so với các răng khác

Niềng răng bị tụt lợi có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới:

  • Tụt lợi hàm trên rất dễ phát hiện do vị trí này rất dễ quan sát. Phần nướu bị rút sâu khiến cổ chân răng lộ hẳn ra ngoài màu trắng trong và tạo ra một lỗ hổng lớn giữa các răng trên cung hàm.
  • Tụt lợi ở hàm dưới sẽ khó để phát hiện hơn. Các triệu chứng tụt nướu không rõ ràng, người bệnh rất dễ nhầm lẫn là viêm lợi do phần chân răng và nướu bị bao phủ bởi môi dưới. Chính vì vậy nên đa số bệnh nhân chỉ nhận ra mình bị tụt lợi khi bệnh đã trở nặng. Đặc biệt,

Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Có thể kể đến như:

  • Mảng bám cao răng

Trong thời gian đeo niềng, việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn bình thường. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ, lâu ngày các thức ăn thừa bị kẹt lại ở mắc cài và kẽ răng tích tụ lại với nhau hình thành cao răng. Cao răng bám chặt ở phần chân răng và nướu khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Cao răng chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,… Viêm nướu chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

cao-rang-gay-tut-loi-khi-nieng

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nhiều người quan niệm chải răng thật mạnh thì răng sẽ càng sạch. Nhưng không, đây là một quan niệm sai lầm. Việc chà xát răng quá mức chỉ càng khiến tổn thương nướu và chân răng, đặc biệt là dùng bàn chải lông cứng. Phần chân răng bị chảy máu, viêm nhiễm lâu ngày sẽ khiến lợi bị tụt giảm.

  • Các bệnh lý về nha chu

Một nguyên nhân nữa khiến bạn rơi vào tình cảnh niềng răng bị tụt lợi đó là việc không điều trị dứt điểm các bệnh lý về nha chu trước khi gắn mắc cài. Việc bỏ qua bước điều trị bệnh lý răng miệng, sẽ khiến vi khuẩn trong khoang miệng phát triển gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

  • Lực siết mắc cài

Trong một số trường hợp, niềng răng bị tụt lợi xuất phát từ lực siết mắc cài quá mạnh. Điều này rất dễ khiến răng bị lung lay và vô tình tạo áp lực  quá lớn lên nướu gây tụt lợi khi niềng răng. Đây cũng chính là lý do mà niềng răng đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn sâu về niềng răng, dày dạn kinh nghiệm mới đảm bảo được lực siết mắc cài phù hợp nhất.

Niềng răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Niềng răng bị tụt lợi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và cả quá trình niềng răng sau này. Tụt lợi tưởng chừng đơn giản nhưng lại để lại hậu quả khôn lường cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể:

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn: Phần ngà răng bị lộ răng ngoài khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Bạn sẽ dễ bị ê buốt răng khi sử dụng các thực phẩm nóng hoặc lạnh, chua hoặc ngọt.
  • Nguy cơ mất răng: Tụt lợi khiến các mô mềm xung quanh chân răng ở nên suy yếu, chân răng không thể bám vững được. Do đó, khi gặp tác động từ bên ngoài sẽ dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
  • Tiêu ổ xương hàm: Tụt lợi làm mất răng, nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến tiêu xương hàm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và toàn bộ cấu trúc răng miệng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Nướu bị tụt sẽ tạo ra lỗ hổng khiến cặn thức ăn dễ đọng lại. Do đó, vi khuẩn rất dễ tấn công gây các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,…
  • Mất thẩm mỹ: Phần thân răng dài và to hơn các răng còn lại nên khi cười lên sẽ không đẹp, gây mất thẩm mỹ. Điều này khiến bạn tự ti khi giao tiếp với mọi người.

hau-qua-nieng-rang-bi-tut-loi

Cách khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng

Nếu chẳng may gặp phải tình trạng niềng răng bị tụt lợi, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh. Từ đó đưa ra phương án khắc phục tối ưu nhất mà không làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng cuối cùng.

  • Trường hợp tụt lợi nhẹ

Với những trường hợp tụt lợi khi niềng răng ở mức độ nhẹ, mới khởi phát thì bạn chỉ cần thay đổi cách đánh răng sao cho phù hợp. Đồng thời bạn cũng nên chọn loại bàn chải đánh răng có đầu lông mềm để không làm tổn thương nướu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lấy cao răng định kỳ để tránh trường hợp cao răng bám quá nhiều gây nên các bệnh lý răng miệng khác. Nếu phần cổ chân răng bị mòn, bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng các vật liệu hàn trám răng.

  • Trường hợp tụt lợi nặng

Trường hợp tụt lợi diễn biến nặng, bác sĩ buộc phải tháo mắc cài và ưu tiên phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi phần lợi. Khi các mô nướu đã được phục hồi như ban đầu, bạn có thể đeo niềng lại bình thường. Thời gian lành thương sau phẫu thuật thường kéo dài khoảng 6 tuần và mất khoảng 1 năm.

Ngoài ra, có một số phương pháp như ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học cũng được áp dụng. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp nhất.

Nên làm gì để phòng tránh niềng răng bị tụt lợi?

Tụt lợi khi niềng răng sẽ kéo dài thời gian niềng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc phòng tránh bao giờ cũng tốt hơn là khắc phục. Do đó, khi niềng răng bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chắc chắn rằng bạn không bị các bệnh lý răng miệng hoặc đã điều trị khỏi trước khi niềng răng.
  • Tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để điều trị.
  • Quan tâm và dành nhiều thời gian để vệ sinh răng miệng. Chọn các loại bàn chải lông mềm dành riêng cho răng niềng. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn hoặc chải dọc từ trên xuống dưới để loại bỏ thức ăn đọng lại ở mắc cài và kẽ răng. Kết hợp với chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch khoang miệng.

cach-phong-tranh-nieng-rang-bi-tut-loi

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có gas,… đặc biệt là vào ban đêm.
  • Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng gây tụt lợi.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình hình răng miệng.

Trên đây là tất tần tật thông tin về tình trạng niềng răng bị tụt lợi mà Nha khoa Việt Pháp chia sẻ đến bạn. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề có thể xảy ra khi niềng răng và hạn chế nó một cách tối đa nhất đảm bảo kết quả niềng răng như mong muốn. Mọi thắc mắc bạn vui lòng gọi đến Hotline 0905.112.222 để được chuyên viên tư vấn chi tiết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)