Khi Nào Nên Trám Răng Để Tránh Hư Răng?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa khá phổ biến giúp khôi phục chức năng, tính thẩm mỹ và bảo vệ cho những chiếc răng bị hư tổn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về kỹ thuật trám răng và khi nào nên trám răng để tránh hư răng. Vì vậy, trong bài viết này, Nha khoa Việt Pháp sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức về kỹ thuật trám răng, hãy đón đọc ngay nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là hình thức bổ sung men răng nhân tạo vào phần mô răng bị thiếu nhằm phục hồi mô răng, chức năng cho răng; đồng thời khôi phục tính thẩm mỹ cho răng về hình thể cũng như mài sắc. Trám răng sử dụng các vật liệu trám như nhựa Composite, Vàng, GIC, Amalgam,… Tùy vào tình trạng răng và nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà nha sĩ sẽ tư vấn loại vật liệu phù hợp.

tram-rang-la-gi

Trám răng là kỹ thuật khá đơn giản và được thực hiện nhanh chóng. Vậy khi nào nên trám răng? Câu trả lời sẽ có trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.

Khi nào nên trám răng?

Những trường hợp răng xấu như răng sâu, răng nứt mẻ, răng bị mòn,… gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và làm mất đi vẻ đẹp của hàm răng. Vậy khi nào nên trám răng để tránh hư răng?

Dưới đây là một số trường hợp nên trám răng:

Sâu răng

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc sâu răng từ trẻ em cho đến người lớn. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn kết hợp với bột đường, lên men tạo thành axit và tấn công vào răng, tạo thành những lỗ đen. Những lỗ sâu răng nếu không được trám kịp thời sẽ khiến vi khuẩn tấn công vào tủy răng và chân răng làm răng trở nên đau nhức dữ dội và khó chịu cho người bệnh.

tram-rang-sau

Đối với các lỗ sâu nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch vùng răng bị sâu, viêm nhiễm, sau đó là lấp đầy vùng răng hư tổn bằng vật liệu trám răng Composite an toàn. Trường hợp răng sâu nặng, tủy răng bị viêm thì bác sĩ sẽ điều trị chữa tủy trước khi trám răng. Tuy nhiên, đối với răng sâu đã chữa tủy thì các nha sĩ khuyến khích nên bọc răng sứ để bảo tồn răng thật tốt nhất.

Răng bị nứt mẻ do chấn thương

Răng bị nứt mẻ do chấn thương sẽ không còn hình dáng như ban đầu khiến hàm răng trông thiếu thẩm mỹ. Hơn nữa các vết nứt, mẻ vỡ trên răng còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng gây tổn thương răng khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt hoặc có thể làm răng bị mẻ vỡ nặng hơn. Do đó, với trường hợp này, cần được trám răng càng sớm càng tốt.

tram-rang-bi-nut-me

Tuy nhiên, trám răng chỉ nên áp dụng đối với những chiếc răng bị nứt mẻ nhỏ, mức độ nhẹ sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Còn với trường răng bị nứt, mẻ vỡ lớn và chân răng còn khỏe mạnh thì bọc răng sứ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Phương pháp này sẽ đảm bảo ăn nhai chắc chắn, tính thẩm mỹ cao và thời gian sử dụng được lâu dài hơn.

Răng thưa

Răng thưa không chỉ khiến hàm răng trông thiếu thẩm mỹ mà còn khiến cho thức ăn dễ mắc vào các kẽ hở gây đau nhức và tìm ẩn nguy cơ gây nhiều bệnh lý răng miệng. Khi nào nên trám răng thưa? Trám răng thưa thường áp dụng cho những trường hợp răng thưa ở mức độ nhẹ, kẽ hở nhỏ không quá 2 mm.

tram-rang-thua-ho-ke

Tuy nhiên, trám răng thưa không được khuyến khích thực hiện đối với những chiếc răng cửa thưa vì nó không đảm bảo tính thẩm mỹ. Đối với nhóm răng cửa thưa thì dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ sẽ tốt hơn.

Mòn cổ răng

Mòn cổ răng là tình trạng lớp men răng bên ngoài bị mòn và lộ ngà răng. Mòn cổ răng khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt khi chải răng và khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Do đó, trám răng bị mòn là các tốt nhất để ngăn chặn các vấn đề xấu phát sinh về sau.

tram-rang-bi-mon-co-chan-rang

Tùy vào mức độ răng bị mòn nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ dùng lượng Composite thích hợp vào vùng cổ chân răng bị mòn.

Trám răng thay chỗ trám cũ

Vì miếng trám răng có tuổi thọ ngắn nên sau một thời gian sử dụng miếng trám sẽ bị mòn do hoạt động ăn nhai. Lúc này, bạn cần phải đến nha khoa để thay miếng trám cũ bằng một miếng trám mới để đảm bảo ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng.

Như vậy bạn đã biết khi nào nên trám răng rồi phải không. Mặc dù, trám răng là kỹ thuật khá đơn giản và mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải khi nào trám răng cũng là giải pháp tốt nhất. Vậy trường hợp nào không thể trám răng? Theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để có câu trả lời xác đáng nhất nhé!

Những trường hợp không thể trám răng

Ngoài việc tìm hiểu khi nào nên đi trám răng thì bạn cũng cần biết những trường hợp không thể trám răng mà thay vào đó là một phương án khác tối ưu hơn.

truong-hop-khong-the-tram-rang

  • Trám răng sứ

Răng sứ có trám được không? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi gặp phải tình trạng răng sứ bị mẻ. Răng sứ bị mẻ thì không thể trám lại được. Bởi vật liệu trám răng chỉ có tác dụng với răng thật, còn răng sứ được chế tác từ khối sứ nguyên chất nên không thể bù đắp thêm một lớp sứ khác vào được. Hơn nữa, vật liệu trám răng không tạo được sự liên kết bền chắc với mặt sứ nên sẽ bị rơi ra ngoài.

Do đó, khi răng sứ bị mẻ, bạn cần phải bọc lại răng sứ mới. Trong trường hợp răng sứ bị mẻ ít, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bạn không cần phải thay mão sứ mới, bác sĩ có thể mài lại chỗ mẻ cho láng và đánh bóng.

  • Răng bị sâu, nứt mẻ nặng

Với những trường hợp này, trám răng khổng thể giúp răng khôi phục lại hình dáng như ban đầu được. Lúc này, bạn cần phải có một phương án tối ưu hơn đó là bọc răng sứ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như mức độ hư tổn của răng mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Trường hợp răng sâu quá nặng bắt buộc phải nhổ răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và thực hiện cấy ghép Implant để tránh làm ổ sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.

  • Trám răng cửa

Trám răng cửa thường không được các nha sĩ khuyến khích, bởi đây là nhóm răng lộ ra nhiều nhất khi cười. Nếu trám răng cửa sẽ trông thiếu thẩm mỹ và vật liệu trám dễ bị nhiễm màu thực phẩm. Đối với trường hợp răng cửa bị thưa, nứt mẻ quá nặng thì không thể trám răng được. Lúc này, bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer sẽ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn vừa khắc phục khuyết điểm của răng vừa mang lại tính thẩm mỹ cao và kéo dài thời gian sử dụng.

Trám răng có ảnh hưởng gì không?

Về bản chất, trám răng là thủ thuật dùng vật liệu trám trong nha khoa để đắp vào chỗ răng bị khiếm khuyết về cấu trúc sau khi điều trị các bệnh răng miệng. Do đó, phương pháp này không ảnh hưởng gì đến cấu trúc bên trong răng, không làm tổn thương nướu hay gây đau nhức.

Tuy nhiên, trám răng khi đi kèm với việc điều trị các bệnh lý khác mà không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng:

  • Trường hợp điều trị sâu răng, nếu nạo mô răng sâu quá nhiều hoặc sử dụng thuốc tê không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức răng cho bệnh nhân.
  • Răng sâu nếu không điều trị triệt để mà đã trám răng thì sẽ khiến sâu răng tái phát nhanh và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vật liệu trám răng sau một thời gian sử dụng có thể co lại tạo ra khe rỗng trong răng. Điều này có thể gây ra ê buốt khi ăn uống các loại thực phẩm nóng lạnh.

Trám răng bằng Composite có bền không?

Cho đến hiện tại, vật liệu trám răng bằng Composite được rất nhiều người ưa chọn và lựa chọn khi có nhu cầu trám răng. Đây cũng là vật liệu trám được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nha khoa. Trám răng bằng Composite sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy trám răng bằng Composite có bền không, khi nào nên trám răng bằng Composite bạn đã biết chưa?

tram-rang-bang-composite-co-ben-khong

Trám răng bằng Composite thường được chỉ định cho các tình trạng răng bị biến dạng, gãy hay thay đổi màu sắc. Vật liệu trám Composite có tính thẩm mỹ rất cao, màu sắc tương tự như răng thật. Hơn nữa, vật liệu trám này còn có độ nén, chịu lực cao và chịu được sự mài mòn tốt, có thể sử dụng từ 6 – 12 tháng hoặc lâu hơn.

So với các vật liệu trám khác, Composite ít bị kích ứng với nhiệt độ, mức độ an toàn và lành tính cao. Vì vậy, trám răng bằng Composite chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Như vậy bạn đã biết khi nào nên trám răng rồi phải không. Khi có những dấu hiệu răng bị sứt mẻ, sâu nhẹ bạn nên đến nha khoa để trám răng ngay nhằm phục hình lại răng và ngăn chặn những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến dịch vụ trám răng, bạn vui lòng liên hệ Hotline 01235.360.0868 để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Rate this post