Dấu Hiệu Ê Buốt Răng – Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

  • Ngọc

Ê buốt răng khiến nhiều người gặp phải phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy dấu hiệu ê buốt răng cảnh báo điều gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Việt Pháp tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Dấu hiệu ê buốt răng là gì?

Răng ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm. Đây là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà răng hoặc triệu chứng ê buốt răng.

Dấu hiệu ê buốt răng thường xuất hiện khi:

  • Ăn các loại đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Ăn các loại thực phẩm chua, ngọt.
  • Hít thở trong môi trường nhiệt độ lạnh.

dau-hieu-rang-bi-e-buot

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Răng bị ê buốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt răng:

Vệ sinh răng miệng không tốt

Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các vấn đề về răng miệng. Và tình trạng răng bị ê buốt cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Chải răng không đúng cách hoặc chải quá nhiều lần trong một ngày cũng không có tác dụng làm răng chắc khỏe mà có khả năng gây mất men răng làm răng bị ê buốt.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên kem đánh răng có độ mài mòn cao cùng với nước súc miệng có chứa axit sẽ khiến men răng bị mòn. Từ đó dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

Chế độ ăn uống nhiều axit

Những thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, dưa chua, nước ngọt có gas, soda,… sẽ phân hủy bề mặt răng và gây mòn men răng. Nếu áp dụng chế độ ăn uống chứa quá nhiều axit và sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn tới lộ ngà. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng ê buốt.

thuc-pham-chua-nhieu-axit

Do thói quen xấu

Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc nhai đá cũng là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Mặc dù nghiến răng chỉ diễn ra trong vô thức nhưng nó lại gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Do tụt nướu răng

Ở những người lớn tuổi, nướu răng sẽ có xu hướng bị teo rút nên dẫn đến tụt nướu răng và lộ để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng. Khi ngà răng không được men răng bảo vệ sẽ trở nên nhạy cảm.

Do đó, khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng. Từ đó gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.

Do tổn thương cấu trúc răng

Khi cấu trúc răng bị tổn thương như răng bị sứt mẻ, mòn cổ chân răng sẽ làm lớp ngà răng lộ ra ngoài và răng cũng trở nên nhạy cảm. Khi ngà bị lộ, nó có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm gây ra tình trạng ê buốt răng.

Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu răng, viêm nha chu cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Các mô nướu bị viêm khiến chân răng bị đau, nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

nguyen-nhan-gay-e-buot-rang

Ngoài ra, răng bị ê buốt còn xuất phát từ các thủ thuật nha khoa khác như sai kỹ thuật bọc răng sứ, cạo vôi răng, tẩy trắng răng,…

Răng bị ê buốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Răng bị ê buốt là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều người gặp phải phiền toái trong cuộc sống. Tình trạng răng ê buốt thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống nhiều axit và thường không quá nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, dấu hiệu ê buốt răng cảnh báo các bệnh lý răng miệng như mòn cổ răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

e-buot-rang-dau-hieu-benh-gi
Ê buốt răng – cảnh báo mòn tiêu cổ răng

Nếu tình trạng răng bị ê buốt kéo dài do các nguyên nhân bệnh lý thì bạn nên đến phòng khám để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là làm răng lung lây và mất răng.

Cách điều trị ê buốt răng

Tùy vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Điều trị ê buốt răng tại nhà

Nếu bạn gặp phải tình trạng răng bị ê buốt xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý thì có thể áp dụng một số cách sau:

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp giảm nhanh tình trạng ê buốt và tăng cường sức khỏe răng miệng. Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ ngày và thực hiện đều đặn 2 trong 2 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

dieu-tri-e-buot-rang-bang-buoc-muoi

  • Dùng tỏi

Tỏi là một trong những nguyên liệu tự nhiên điều trị được rất nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… đặc biệt là ê buốt răng. Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt hiện tượng ê buốt.

  • Lá ổi 

Trong lá ổi có chứa astringents có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Do đó, lá ổi thường được dùng để điều trị các cơn ê buốt răng. Nếu bạn bị ê buốt răng thì có thể nhai trực tiếp một vài lá ổi để cải thiện tình trạng này. Hoặc bạn có thể dùng lá ổi nấu nước để súc miệng.

dieu-tri-e-buot-rang-bang-la-oi

  • Dầu đinh hương

Với công dụng kháng viêm, kháng nấm tự nhiên, sử dụng dầu đinh hương để cải thiện tình trạng ê buốt răng cũng là một cách hay. Dầu đinh hương không chỉ tốt cho răng nhạy cảm mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác.

Điều trị ê buốt răng tại nha khoa

Nếu tình trạng răng bị ê buốt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn cần đến gặp nha sĩ ngay. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ê buốt, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể.

  • Trám răng đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ.
  • Lấy cao răng và sử dụng thuốc kháng sinh để giảm tình trạng viêm nướu răng.

dieu-tri-e-buot-rang-tai-nha-khoa

  • Nếu ê buốt do sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng.
  • Nhổ răng nếu tình trạng viêm nướu, sâu răng trở nên quá nặng và không thể khôi phục được răng tự nhiên. Sau đó, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên trồng răng giả hoặc bọc răng sứ để bảo đảm tính thẩm mỹ cho răng và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.

Cách phòng tránh ê buốt răng

Để ngăn chặn và không để tình trạng ê buốt răng xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nếu bạn muốn có một sức khỏe răng miệng thật tốt. Không phải cứ chải răng thật mạnh mới loại bỏ được mảng bám trên răng. Ngược lại nó còn khiến men răng bị mài mòn và dẫn đến ê buốt răng.

Do đó, khi chải răng bạn chỉ cần dùng lực vừa phải, chải tất cả các mặt của răng. Bạn nên dùng bàn chải có đầu lông mềm để hạn chế tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng.

ve-sinh-rang-mieng-dung-cach

Bạn nên lựa chọn những sản phẩm kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt để giảm bớt tình trạng ê buốt răng. Một số sản phẩm kem đánh răng dành cho răng ê buốt bạn có thể chọn như Sensodyne, Oral B Sensitive,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Với những thực phẩm chứa nhiều axit, bạn không nên sử dụng quá nhiều. Thay vào đó, bạn hãy chọn cho mình những thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin vừa tốt cho sức khỏe cơ thể vừa bảo vệ răng thật tốt chống lại axit và vi khuẩn là mòn men răng.

Nếu bạn ăn những thực phẩm có tính axit thì đừng đánh răng ngay, mà hãy đợi khoảng 1 giờ để men răng ổn định rồi mới được chải răng.

Thay đổi thói quen xấu

Nghiến răng lâu ngày sẽ khiến cho men răng bị mòn dẫn đến ê buốt răng. Do đó, nếu bạn bị nghiến răng lúc ngủ thì hãy đến gặp chuyên gia để được tư vấn mang dụng cụ bảo vệ hàm, tránh những tổn thương cho răng.

cach-phong-tranh-e-buot-rang

Thăm khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần cũng là cách giúp bạn phòng ngừa ê buốt răng. Đồng thời phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời những bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là tất tần tật nội dung liên quan đến dấu hiệu ê buốt răng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này. Hi vọng bài viết của Nha khoa Việt Pháp có thể giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức về nha khoa để chăm sóc tốt cho răng miệng mình hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)