Vì Sao Đánh Răng Sạch Mà Vẫn Hôi Miệng? Cách Khắc Phục

  • Ngọc

Đánh răng là biện pháp cơ bản giúp làm sạch răng và khoang miệng; đồng thời giúp hơi thở luôn thơm mát. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng. Vậy nguyên nhân gây tình trạng này là gì? Cách khắc phục như thế nào? Cùng Nha khoa Việt Pháp tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng

Trường hợp đánh răng không đúng cách, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ thì tình trạng hôi miệng xuất hiện sẽ chẳng có gì để nói. Thế nhưng, khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh răng miệng, đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng thì nguyên nhân là gì?

nguyen-nhan-danh-rang-ma-van-hoi-mieng

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Đánh răng không kỹ khiến các mảng bám thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn. Theo thời gian, những mảng bám này sẽ trở nên cứng lại và hình thành cao răng và vi khuẩn gây hôi miệng.
  • Ăn các loại thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, sầu riêng, mít,…
  • Hút thuốc lá.
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…
  • Thiếu nước khiến cho tuyến nước bọt hạn chế tiết dịch gây tình trạng khô miệng và đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
  • Triệu chứng của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, trắng lưỡi,…
  • Lượng đường trong máu cao cũng là nguyên nhân khiến đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng.
  • Biểu hiện của một số bệnh về gan.

Đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng có sao không?

Theo nhiều khảo sát cho thấy, chứng hôi miệng khiến cho người bệnh có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp với người khác. Thậm chí co những người còn tránh né, không nói chuyện với mọi người vì sợ bị phát hiện tình trạng hôi miệng của mình.

danh-rang-sach-ma-van-hoi-mieng-co-sao

Dù đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy mặc cảm. Điều này gây tác động tiêu cực đến tinh thần, tâm lý và các mối quan hệ trong xã hội. Với những người có đặc thù công việc là luôn phải giao tiếp, nói chuyện nhiều thì bệnh hôi miệng sẽ trở thành vật cản trong công việc của họ.

Đối với những trường hợp hôi miệng do các bệnh lý răng miệng hay bệnh lý cơ thể thì đây là dấu hiệu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng thì bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt.

Làm gì khi hơi thở có mùi?

Nếu đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng thì bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh; từ đó tìm được phương án khắc phục tốt nhất. Trường hợp hôi miệng do việc đánh răng không kỹ hoặc do thói quen xấu trong sinh hoạt thì bạn chỉ cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý thì sẽ khắc phục được ngay.

Nếu hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,… thì cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. Như vậy, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ được loại bỏ, tình trạng hôi miệng sẽ không còn nữa.

Trường hợp hôi miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý của cơ thể. Lúc này, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Cách phòng tránh bệnh hôi miệng

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút. Khi đánh răng, bạn nên nhớ chải cả lưỡi cho sạch sẽ, bởi đây là nơi vi khuẩn tích tụ nhiều.
  • Thay bàn chải 3 tháng/lần.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor giúp răng chắc khỏe.
  • Sử dụng nước súc miệng để khoang miệng sạch hơn và hơi thở có mùi dễ chịu.
  • Uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt.

cach-phong-tranh-benh-rang-mieng

  • Bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như hút thuốc, uống rượu, bia.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi,….

Hy vọng bài viết trên đây của Nha khoa Việt Pháp đã cho bạn biết nguyên nhân đánh răng sạch mà vẫn hôi miệng cũng như cách phòng tránh bệnh hôi miệng. Thường xuyên truy cập Nhakhoavietphap.net để thu nhận nhiều kiến thức bổ ích về nha khoa bạn nhé. Chúc bạn luôn hàm răng chắc khỏe cùng sức khỏe răng miệng thật tốt!

Rate this post