Răng Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao Để Điều Trị Răng Nhạy Cảm

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải tình trạng răng nhạy cảm. Đây có thể là vấn đề tạm thời hoặc vĩnh viễn gây ra phản ứng với một số kích thích nhất định, ảnh hưởng đến người bệnh. Vậy răng nhạy cảm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Việt Pháp tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt là cách gọi thông dụng của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Đây là bệnh lý khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh và ngoại lực. Bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ và trung niên.

dau-hieu-rang-nhay-cam

Cấu tạo của răng gồm 3 phần:

  • Men răng
  • Ngà răng
  • Tủy răng

Ngà răng được bảo vệ bởi một lớp men răng bên ngoài. Nhưng vì một vài lý do, lớp men răng này bị mòn dẫn đến khả năng bảo vệ ngà răng cũng giảm dần.

Khi đó, các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và đồ uống nóng, lạnh và gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.

Nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng răng nhạy cảm. Nhưng phần lớn nguyên nhân xuất phát từ cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống.

Nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm  cụ thể như sau:

Lạm dụng thực phẩm chứa axit

Những loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như cam, cóc, chanh, xoài,… nếu được sử dụng thường xuyên sẽ khiến cho men răng bị xói mòn. Từ đó, gây nên tình trạng răng bị ê buốt.

nguyen-nhan-gay-rang-nhay-cam-la-gi

Do đó, đối với những thực phẩm này, bạn nên điều chỉnh sử dụng sao cho hợp lý, khoa học. Bạn có thể ăn thêm một miếng phô mai hoặc uống một ly sữa ngay sau khi ăn đồ chua để giảm tác hại của axit.

Sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến men răng bị tổn thương. Khi sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông quá cứng và chải răng mạnh thì sẽ làm lớp men răng bị bào mòn làm lộ ngà răng.

Đồng thời, việc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng còn gây tổn thương đến nướu răng. Theo thời gian, lớp men răng bị mất dẫn đến răng bị ê buốt khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Tụt nướu

Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu xung quanh. Nhưng nếu bạn bị bênh nha chu thì nguy cơ tụt nướu, làm lộ lớp ngà nhạy cảm là rất cao.

Khi gặp phải tình trạng tụt nướu, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có những lời khuyên và được can thiệp kịp thời.

Răng bị vỡ, nứt

Răng bị nứt mẻ, vỡ khiến các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai. Khi đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm. Hơn nữa, vết nứt chính là nơi chứa trú ẩn tuyệt vời của vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt nhiều hơn.

nguyen-nhan-rang-nhay-cam

Sâu răng

Khi răng bị sâu sẽ tạo thành các lỗ sâu trên răng. Các lỗ sâu răng này ăn sâu vào tủy sẽ làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó, răng sẽ dễ bị ê buốt hơn.

Tật nghiến răng

Tật nghiến răng tưởng chừng vô hại nhưng lại là một trong những tác nhân gây nên nhiều bệnh răng miệng. Khi bạn nghiến răng thường xuyên sẽ làm cho lớp men răng  bị mòn theo thời gian.

Cách điều trị răng nhạy cảm

Răng bị nhạy cảm khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống cũng trở nên khó khăn. Vì vậy, cách khắc phục răng nhạy cảm là gì để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày là điều mà rất nhiều người quan tâm.

dieu-tri-rang-nhay-cam

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích để điều trị răng nhạy cảm. Dưới đây là một số cách điều trị răng nhạy cảm bạn có thể tham khảo:

  • Dùng kem đánh răng có tác dụng giảm ê buốt.
  • Sử dụng nước súc miệng giàu khoáng để cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng.
  • Thay đổi bàn chải và cách đánh răng. Nên đánh răng theo chiều dọc, từ lợi lên thân răng thay vì đánh theo chiều ngang để không làm tổn thương nướu và răng.
  • Trường hợp men răng bị mòn khiến ngà răng xuất hiện các lỗ li ti thì phương pháp trám bít các lỗ li ti bằng một lớp men sứ là cách điều trị tốt nhất. Trường hợp men răng bị mất hoàn toàn thì bác sĩ sẽ dùng một lớp nhựa bền để tái tạo men bảo vệ răng.
  • Trường hợp ê buốt răng do tụt lợi thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép lợi để răng được bảo vệ tốt hơn.
  • Nếu mô nướu bị tụt khỏi chân răng gây ê buốt thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định ghép nướu.

Biện pháp phòng ngừa răng nhạy cảm

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là cách bạn nên làm. Vì phần lớn nguyên nhân dẫn đến răng nhạy cảm chính là việc chăm sóc răng miệng không tốt. Do đó, để ngăn ngừa răng nhạy cảm, bạn cần thay đổi những thói quen xấu khi chăm sóc răng miệng để bảo vệ răng tốt hơn.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn giúp ngăn ngừa răng nhạy cảm:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn bằng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

phong-ngua-rang-nhay-cam

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo vòng tròn để không làm tổn thương nướu răng.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hàm lượng axit cao có hại cho răng.
  • Tham khảo ý kiến về việc sử dụng máng bảo vệ răng cho trường hợp bệnh nhân có tật nghiến răng khi ngủ.
  • Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.

Như vậy, Nha khoa Việt Pháp đã cho bạn biết răng nhạy cảm là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Răng nhạy cảm khiến cho bạn khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, hãy note lại những kiến thức mà Nha khoa Việt Pháp chia sẻ để ngăn ngừa tình trạng này nhé!

Rate this post